đầu đốt

dau dot

dau dot

đầu đốt

đầu đốt
dau dot
Danh mục sản phẩm
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ trực tuyến 0946965211
0946965211
daudotthanhdat@gmail.com info@daudotthanhdat.com
0919761369
kythuat@daudotthanhdat.com
Dịch vụ nổi bật
Đầu đốt hồng ngoại nhập khẩu chất lượng tốt nhất
Đầu đốt hồng ngoại nhập khẩu chất lượng tốt nhất
Khi nhắc đến các loại đầu đốt để sử dụng trong hệ thống nhiên liệu là khí...
Dịch vụ phục hồi bơm dầu
Dịch vụ phục hồi bơm dầu
Dịch vụ phục hồi bơm dầu
Đầu Đốt.
Đầu Đốt.
Ngày nay công nghiệp càng ngày càng phát triển và vấn đề môi trường được kiểm...
Mua đầu đốt công nghiệp ở đâu tốt? Hướng dẫn chọn đầu đốt công nghiệp
Mua đầu đốt công nghiệp ở đâu tốt? Hướng dẫn chọn đầu đốt công nghiệp
Ngành công nghiệp tại Việt Nam ngày càng phát triển lớn mạnh đồng thời đi kèm...
Chọn mua đầu đốt khí gas an toàn, tiết kiệm – Tư vấn miễn phí
Chọn mua đầu đốt khí gas an toàn, tiết kiệm – Tư vấn miễn phí
Các hệ thống dùng đầu đốt khí GAS công nghiệp thường áp dụng những loại đầu...
Thống kê truy cập
Đang online: 15
Truy cập tuần: 1298
Truy cập tháng: 7709
Tổng truy cập: 492447
600 tên lửa đạn đạo Nga vẫn đang ngày đêm chĩa vào Mỹ?

Hai cường quốc thế giới luôn có cách để kìm hãm lẫn nhau trong cuộc đua làm bá chủ thế giới.

600 tên lửa đạn đạo Nga vẫn đang ngày đêm chĩa vào Mỹ? - 1

Bộ 3 hạt nhân chiến lược của mỗi cường quốc.

Trong 3 trụ cột hạt nhân của một cường quốc gồm máy bay ném bom hạt nhân, tàu ngầm tấn công hạt nhân và tên lửa đạn đạo liên lục địa, tên lửa chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Loại vũ khí hủy diệt này là trọng tâm phát triển của nhiều quốc gia do sức mạnh ưu việt của mình trong mọi trận chiến. Loạt bài này điểm lại những dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển tên lửa đạn đạo thế giới.

Kịch bản chiến tranh hạt nhân Nga-Mỹ

Dù Nga và Mỹ đã kí kết các hiệp định cắt giảm số lượng vũ khí hạt nhân kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc nhưng hai nước đều sở hữu tới hàng ngàn đầu đạn sẵn sàng sử dụng. Theo một báo cáo năm 2015 của tổ chức RAND, Mỹ có kho tên lửa đạn đạo với 448 quả tên lửa nhắm vào Nga. Trong khi đó, Nga cũng chĩa khoảng 600 quả tên lửa về phía Mỹ.

Hiện nay, căng thẳng Nga-Mỹ vẫn tiếp diễn vì hai quốc gia có nhiều vấn đề bất đồng, đặc biệt là về sự mở rộng của khối NATO, căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và xung đột ở Syria. Dù sự đối đầu không đến mức nghiêm trọng như thời Chiến tranh Lạnh, nhưng chỉ cần một bên thiếu kiềm chế hoặc hiểu nhầm là hoàn toàn có nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân.

600 tên lửa đạn đạo Nga vẫn đang ngày đêm chĩa vào Mỹ? - 2

Tên lửa đạn đạo Sarmat 28 của Nga.

Theo Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ, nước này có khoảng 7.700 đầu đạn hạt nhân. Trong số này, 1.950 đầu đạn có thể lắp lên tên lửa đạn đạo liên lục địa, tàu ngầm và máy bay ném bom. Ngoài ra, Mỹ vẫn còn hàng ngàn đầu đạn khác chưa được giải giáp hạt nhân.

Số lượng đầu đạn hạt nhân của Nga nhiều hơn với khoảng 8.500 nhưng chỉ 1.800 đầu đạn trong số này là gắn được lên tên lửa. Nếu chiến tranh Nga-Mỹ xảy ra và sử dụng vũ khí hạt nhân, chắc chắn thế giới sẽ diệt vong. Greg Mello, chuyên gia nghiên cứu từ tổ chức Los Alamos Group, chuyên về giải trừ quân bị, nói: “Chiến tranh hạt nhân sẽ khiến rất nhiều người thiệt mạng. Rất ít người ở bán cầu nam có thể sống sót. Toàn bộ nền kinh tế Mỹ và thị trường tài chính, Internet sẽ bị sụp đổ”.

 

 

600 tên lửa đạn đạo Nga vẫn đang ngày đêm chĩa vào Mỹ? - 3

Tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 diễu binh ở Quảng trường Đỏ.

Ông Greg nói rằng chiến tranh hạt nhân sẽ không chỉ là một hoặc hai quả bom như Mỹ từng thả xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản hồi Thế chiến 2. “Chiến tranh hạt nhân sẽ vượt quá sức tưởng tượng của mọi người. Nhân loại sẽ bị hủy diệt hoàn toàn chứ không chỉ là Nga và Mỹ”, Greg nói.

Chuyên gia Greg cảnh báo, nếu tầng ozone bị phá hủy, mọi thực thể sẽ bị mù vĩnh viễn do ảnh hưởng của mặt trời. Tất cả các loài động vật có vú và thực vật sẽ tuyệt chủng hoàn toàn vì bụi phóng xạ. Tổng thống Nga Putin cũng từng nói trong bộ phim tài liệu của đạo diễn Mỹ Oliver Stone: "Tôi không nghĩ rằng có người còn sống trong một cuộc chiến tranh hạt nhân như vậy”.

Để thực hiện được chiến tranh hạt nhân, Mỹ sở hữu trong tay tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman III trong khi Nga có trong tay siêu tên lửa RS-24.

Cuộc đua không khoan nhượng

600 tên lửa đạn đạo Nga vẫn đang ngày đêm chĩa vào Mỹ? - 4

Kho phóng tên lửa đạn đạo của Mỹ.

Ít tháng sau khi nhậm chức Tổng thống Mỹ, ông Trump tuyên bố hùng hồn: “Chúng ta sẽ không bao giờ tụt lại sau bất kỳ nước nào, thậm chí kể cả đó là một nước bạn bè. Chúng ta sẽ không bao giờ tụt lại phía sau về sức mạnh hạt nhân”. Tuyên bố này của ông Trump khiến Nga “toát mồ hôi hột” vì cho thấy quyết tâm của Mỹ tăng cường hơn nữa sức mạnh kho tên lửa hủy diệt.

Ngày 2.8.2017, Mỹ bất ngờ bắn tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Minuteman III từ căn cứ Vandenberg, bang California. Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định đây là sự răn đe trực diện nhằm vào Triều Tiên sau khi quốc gia này thường xuyên thử tên lửa và hạt nhân trong thời gian qua. Tuy nhiên, giới phân tích nhận định đây cũng là lời cảnh báo Mỹ nhắm tới Nga trong bối cảnh quan hệ hai bên xuống thấp kỷ lục.

Minuteman III của Mỹ được đánh giá là tên lửa đạn đạo liên lục địa mạnh nhất thế giới. Theo thông số quân đội Mỹ cung cấp, Minuteman III là loại tên lửa 3 tầng, sử dụng nhiên liệu rắn, trọng lượng 35,3 tấn, chiều dài 18,26 mét, tầm bay 1.120km, tầm bắn 13.000km, tốc độ tối đa 28.000 km/giờ (khoảng 7km/giây).

600 tên lửa đạn đạo Nga vẫn đang ngày đêm chĩa vào Mỹ? - 5

Lính Nga bên dàn tên lửa phòng không S-300.

Với tốc độ vượt trội, Minuteman III cũng là tên lửa đạn đạo liên lục địa nhanh nhất thế giới, vượt qua mọi hệ thống đánh chặn tên lửa của đối phương. Nếu khai hỏa từ căn cứ không quân ở California, siêu tên lửa hạt nhân này cần khoảng 30 phút để đánh trúng mọi mục tiêu trên lãnh thổ Triều Tiên.

Không hề chịu kém cạnh, ngày 13.9 vừa qua, quân đội Nga diễn tập bắn thử tên lửa đạn đạo RS-24 và tiêu diệt thành công mục tiêu từ khoảng cách 6.000 km. Tên lửa RS-24 Yars được trang bị từ 3 tới 10 đầu đạn, có thể bắn mục tiêu xa nhất lên tới 12.000 km. Lần đầu tiên tên lửa Yar-24 thử nghiệm là cách đây 10 năm và được lực lượng chiến lược nước này sử dụng cách đây 7 năm.

Trước đó hồi tháng 6.2015, Tổng thống Nga Putin tuyên bố bổ sung thêm 40 đầu đạn hạt nhân cho kho tên lửa ở phía đông nước này. Ông Putin nói: “40 đầu đạn mới có thể khoan thủng bất kì lưới lửa phòng không nào”. Đây được xem là động thái trực diện của ông Putin nhắm vào hệ thống phòng thủ tên lửa được xem là tối ưu nhất hiện nay của Mỹ BMD và THAAD.

600 tên lửa đạn đạo Nga vẫn đang ngày đêm chĩa vào Mỹ? - 6

Hệ thống phòng không ưu việt của quân đội Nga.

Tên lửa RS-24 dẫn đường quán tính kết hợp với hệ thống định vị toàn cầu GLONASS. Mỗi tên lửa có thể mang được 10 đầu đạn hạt nhân tự dẫn với sức công phá từ 150-250 kiloton, độ chính xác từ 150-250m.Tên lửa này là phiên bản nâng cấp của Topol-M, sử dụng nhiên liệu rắn và có thể phóng từ mặt đất.

Khởi nguồn cuộc đua

Sau khi Thế chiến 2 kết thúc, Nga và Liên Xô bắt đầu nghiên cứu tên lửa dựa trên mẫu chế tạo tên lửa V-2 của Đức Quốc xã. Đây là động cơ tên lửa tiền thân do nhà khoa học lừng danh von Braun thiết kế.

Tại Mỹ, quy trình thiết kế tên lửa bị phân tán do không quân hay lục quân đều muốn tự sản xuất tên lửa. Trái lại ở Liên Xô chỉ có một nơi duy nhất nghiên cứu, chế tạo tên lửa. Thiết kế ban đầu của hai quốc gia là tên lửa tầm ngắn nhưng sau đó được cải tiến rất nhanh.

Thiết kế ban đầu của Liên Xô tập trung vào các mục tiêu ở châu Âu. Điều này thay đổi vào năm 1953 khi kĩ sư trưởng Sergei Korrolyov hướng sự phát triển sang tên lửa đạn đạo liên lục địa thực thụ có thể mang được bom nhiệt hạch. Nhờ đó, động cơ tên lửa R-7 của Nga ra đời và phóng thành công vào ngày 21.8.1957. Quả tên lửa bay xa hơn 6.000 km và được coi là tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu tiên trên thế giới.

Mỹ khởi động dự án tên lửa đạn đạo liên lục địa với tên gọi RTV-A-2 vào năm 1946. Tuy nhiên, dự án này chỉ thực sự được cấp vốn đầy đủ khi Mỹ thử nghiệm 3 lần phóng tên lửa 2 tầng thành công trong năm 1948. Lí do là bởi sức mạnh của máy bay ném bom hạt nhân và ưu thế của không quân nên Mỹ không coi trọng phát triển tên lửa chiến lược.

600 tên lửa đạn đạo Nga vẫn đang ngày đêm chĩa vào Mỹ? - 7

Mỹ diễn tập bắn tên lửa tầm ngắn.

Mọi chuyện thay đổi vào năm 1953 sau khi Liên Xô thử thành công vũ khí nhiệt hạch và sau đó một năm, chương trình tên lửa Atlas của Mỹ mới được đặt ưu tiên hàng đầu. Tên lửa Atlas A bay lên bầu trời vào tháng 6.1957 nhưng nổ tung chỉ sau 24 giây rời bệ phóng. Sau đó hai năm, quả tên lửa thử thành công mới được phép gia nhập biên chế quân đội Mỹ.

Tên lửa R-7 của Nga Atlas của Mỹ có nhược điểm là cần bãi phóng lớn nên dễ bị tấn công. Giai đoạn đầu phát triển, tỉ lệ thất bại là rất cao. Các chương trình thám hiểm vũ trụ của Mỹ như Vostok, Mercury, Voskhod... được cho là cách thức để giúp dân chúng tin tưởng hơn vào con đường phát triển tên lửa. Cho đến thời điểm đó, Mỹ luôn đi sau Liên Xô trong cuộc đua lên vũ trụ nên cố Tổng thống John Kennedy quyết định mạo hiểm bằng chương trình Apollo thám hiểm Mặt trăng.

Rút ra bài học từ các lần thử nghiệm thất bại, tên lửa đạn đạo liên lục địa mới ngày càng nhỏ hơn, chính xác hơn và nhẹ hơn. Chúng sử dụng nhiên liệu rắn, có hiệu quả đốt cháy nhiên liệu cao hơn nhiên liệu lỏng..

Tên lửa đạn đạo ngày nay

600 tên lửa đạn đạo Nga vẫn đang ngày đêm chĩa vào Mỹ? - 8

Tên lửa đạn đạo ngày càng hiện đại và có sức hủy diệt kinh hoàng.

Hiện tại, tên lửa đạn đạo liên lục địa đời mới có thể mang theo nhiều “thiết bị quay trở về lại khí quyển độc lập – MIRV”, cho phép chở theo những đầu đạn hạt nhân riêng biệt. Nhờ đó, một quả tên lửa đạn đạo có thể hủy diệt nhiều mục tiêu cùng lúc.

MIRV được xem là cách “lách luật” với các cường quốc thế giới như Nga và Mỹ khi phải kí Hiệp ước Hạn chế Vũ khí Chiến lược, trong đó quy định số lượng nhất dịnh các phương tiện phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa. Nhờ cách này, hai quốc gia hàng đầu thế giới vẫn đảm bảo không chạy đua vũ trang nhưng vẫn đủ duy trì lực lượng tên lửa hiện đại trong kho.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa có thể phóng từ rất nhiều thiết bị khác nhau, trong đó phổ biến nhất là từ kho chứa (silo), tàu ngầm, xe tải hạng nặng, tàu hỏa. Các thiết bị phóng có khả năng di chuyển khiến việc đánh chặn gặp rất nhiều khó khăn và tăng tính bất ngờ của thiết bị phóng. Nga hiện nay được cho là đang phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa trang bị “thiết bị trượt siêu âm” trên tên lửa RS-28 Sarmat.

_______


940 Lượt xem
Bài viết khác
Về đầu trang